3 cách nuôi dạy con biết lắng nghe mà không cãi lời, bướng bỉnh

Nhiều đứa trẻ thường rất bướng bỉnh hoặc không nghe lời. Dưới đây là 3 cách nuôi dạy con biết lắng nghe từ gợi ý của chuyên gia.

Hầu hết trẻ em bắt đầu có biểu hiện không tuân thủ vào khoảng 24 tháng tuổi. Đó là khi trẻ bắt đầu khám phá tính độc lập và phát triển hình ảnh bản thân. Ở độ tuổi này, sự không tuân thủ của trẻ là cách trẻ giao tiếp.

Trẻ em tiếp tục thể hiện hành vi không tuân thủ khi trẻ khám phá ra sở thích của riêng mình, tách biệt khỏi cha mẹ. Thay vì bạn hạn chế trẻ trong những thời điểm này, điều này có thể làm cho hành vi trở nên tồi tệ hơn, hãy linh hoạt và kiểm soát phù hợp hơn về mặt phát triển của trẻ.

Vì những lý do này, các chuyên gia đã đưa ra 3 gợi ý cho các bậc phụ huynh giúp con rèn luyện kỹ năng lắng nghe.

3 cách nuôi dạy con biết lắng nghe mà không cãi lời, bướng bỉnh

1/ Hãy lắng nghe con trước khi muốn con lắng nghe mình

Bước đầu tiên rất đơn giản: Nói những gì bạn thấy. Thay vì áp đặt phán đoán của mình đối với hành vi của con cái, hãy nói đúng theo nghĩa đen những gì bạn thấy.

Đôi khi cha mẹ nói về một việc gì đó với con, nhưng con không nghe hoặc bỏ ngoài tai. Lúc này các con đang bận chơi hay tập trung vào thế giới của chúng. Hay đôi lúc, phụ huynh lại chẳng để ý vào lời hay mong muốn của con vì phải tập trung vào công việc… 

Khi con bạn không được lắng nghe, chúng sẽ hình thành cảm giác như cha mẹ đang gạt bỏ những mong muốn và nhu cầu của bản thân. Điều này khiến trẻ trở nên khó chịu, không muốn hợp tác.

Phụ huynh cần hiểu rằng, khi bạn lắng nghe các con không đồng nghĩa phải chấp nhận mọi yêu cầu của con. Thay vào đó, hãy nhận xét về tính đúng – sai của yêu cầu, xem xét và mới chấp nhận.

2/ Muốn con lắng nghe phải đưa ra những giải pháp cho con

Nhiều đứa trẻ thường rất bướng bỉnh hoặc không nghe lời. Dưới đây là 3 cách dạy con biết lắng nghe từ gợi ý của chuyên gia.

Nếu con đang nhảy trên giường và làm rối tung mọi thứ; nếu con không dọn đồ chơi dù bạn đã nói nhiều lần… Nếu trẻ đang thể hiện một hành vi mà bạn không thích, hãy giúp trẻ dần dần chuyển hướng và thay đổi.

Thay vào đó, bạn hãy yêu cầu con nhảy trên sàn nhà hay thay đổi hoạt động khác; hãy yêu cầu con xếp đồ chơi nếu không sẽ không được xem hoạt hình vào buổi tối hoặc không được đi dạo…

Đồng thời, với những khía cạnh và thói quen tốt ở trẻ, hãy bày tỏ sự công nhận và liên tục khích lệ để trẻ có động lực duy trì những điều đó trong tương lai.

3/ Động viên trẻ đúng lúc

Trẻ nhiều khả năng sẽ nghe lời cha mẹ hơn nếu cha mẹ có thể nhận thấy khi nào con cư xử tốt và động viên, khen ngợi trẻ về điều đó. “Con đã cất những con búp bê của con ngay khi mẹ yêu cầu. Con làm tốt lắm!” hoặc “Con đã rất nhẹ nhàng với những chú cún con.Mẹ rất tự hào về con!” 

Hãy đảm bảo cung cấp cho trẻ những điều tích cực và nói cụ thể về những gì cha mẹ đang khen ngợi trẻ. Và trẻ sẽ trở nên nghe lời hơi, ít nhất là theo những quy định mà cha mẹ chúng đã đặt ra.

Đến một độ tuổi nào đó trong quá trình phát triển của trẻ, các bậc cha mẹ có thể cảm thấy phát điên bởi tính ngang bướng của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thậm chí phải nói đi nói lại hàng chục lần trước khi trẻ đứng dậy và làm bất cứ điều gì như mặc quần áo, tắt tivi, đánh răng và cảm thấy dường như trẻ đang cố tình phớt lờ mình.

Tuy nhiên, nếu biết áp dụng đúng cách nuôi dạy con, quý phụ huynh hoàn toàn có thể giúp con rèn luyện được kỹ năng lắng nghe và vâng lời hơn.

>> 4 Điều Không Nên Làm Để Con Phát Triển Thành Đạt

Bài viết liên quan