Bí quyết nuôi dưỡng tâm lý cho trẻ mạnh mẽ, tránh tổn thương 

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con phát triển toàn diện, hạnh phúc. Vì thế các bậc phụ huynh đừng bỏ qua bí quyết nuôi dưỡng tâm lý cho trẻ mạnh mẽ, tránh tổn thương.

Một đứa trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tri thức và tâm lý sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, an toàn hơn những đứa trẻ yếu ớt, mong manh về thể chất lẫn tinh thần.

Việc nuôi con chưa bao giờ là đơn giản, đó là một hành trình dài mà ba mẹ cần nhẫn nại, bình tĩnh và có sự yêu thương vô bờ bến. Hành vi của cha mẹ là yếu tố rất quan trọng để nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần.

Vậy làm sao để nuôi dưỡng tâm lý cho trẻ thêm mạnh mẽ, tránh những tổn thương cho chúng? Cùng tìm hiểu qua một số bí quyết sau đây.

Bí quyết nuôi dưỡng tâm lý cho trẻ mạnh mẽ, tránh tổn thương

1/ Không so sánh con với “con nhà người ta” thiếu tinh tế

Về tâm lý học, thái độ của cha mẹ có thể truyền cảm hứng cho con cái họ tiếp tục phát triển, nhưng nếu chúng ta có những kỳ vọng quá cao đối với con cái sẽ khiến con “nghẹt thở”. 

Đặc biệt, so sánh con với những đứa trẻ khác, vô tình khiến con cảm thấy khó chịu, cảm thấy bị tự ti hơn. Việc này để lại cái bóng áp lực rất lớn với trẻ. Ba mẹ cần có phương pháp khuyến khích tích cực, cỗ vũ điểm mạnh và giúp con cải thiện điểm yếu thay vì so sánh con với người khác.

2/ Tôn trọng con 

Trẻ em cũng cần có những khoảng không của mình. Hãy tôn trọng con trong một số quyết định cá nhân như: áo quần con muốn mặc, việc dọn dẹp phòng của con… Những việc nhỏ như thế ba mẹ có thể để cho trẻ tự quyết định.

Trong quá trình tiếp xúc với trẻ thì nên coi trẻ là một người bạn để bạn thấu hiểu và tôn trọng chúng, làm sao để trẻ có thể luôn luôn nói ra được suy nghĩ của mình, có ý kiến chủ quan của mình và được người lớn lắng nghe.

3/ Xây dựng gia đình hạnh phúc, gần gũi

Những gia đình tan vỡ, ba mẹ không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả cuộc đời của một đứa trẻ. Không khí hạnh phúc, gần gũi sẽ giúp con trở thành một người hạnh phúc, biết yêu thương.

Việc sống trong cảm giác bất an, tiêu cực của bạo lực gia đình hay thiếu thốn tình cảm của ba mẹ, đứa trẻ dễ trở thành một người nóng tính, có xu hướng bạo lực và mất niềm tin vào tình yêu.

4/ Rèn luyện sự chủ động cho con

Nhiều cha mẹ có xu hướng bao bọc con, việc gì cũng chủ động làm hết cho con… Điều này khiến trẻ trở thành một người có tính cách dựa dẫm, ỷ lại vào những gì mình có.

Và khi con lớn lên, con gặp khó khăn con không có ý chí, sức mạnh để vượt qua những giông bão đó và sẽ khiến cuộc đời của con đi xuống. 

Do đó, để tránh việc làm thay cho trẻ, cha mẹ nên khuyến khích con cái làm những gì chúng có thể trong phạm vi an toàn, điều này không chỉ có thể nuôi dưỡng tính độc lập, mà còn nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ trong tương lai, giúp trẻ có thể tự mình đứng vững trong chặng đường dài sau này.

Bài viết liên quan