Cách khơi dậy niềm đam mê học tập ở con trẻ

Nhiều đứa trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc học nên có thái độ lười biếng. Cùng tìm hiểu các cách khơi dậy niềm đam mê học tập ở con trẻ.

Trẻ nhỏ thường có xu hướng khám phá, tìm tòi mọi thứ mà chúng thích. Tuy nhiên, vì phải phụ thuộc vào sở thích, đôi khi chúng sợ việc học trên lớp.

Nhiều đứa trẻ sợ tính toán, nhiều đứa trẻ sợ học chữ, nhiều đứa trẻ sợ nhớ bài… Những điều này làm chúng ghét việc học.

Tuy nhiên, người lớn hoàn toàn có thể áp dụng một số chiến lược niềm đam mê học tập ở con trẻ thông qua một số cách được gợi ý dưới đây.

Cách khơi dậy niềm đam mê học tập ở con trẻ

Cùng trẻ khám phá sở thích và đam mê 

Hãy bắt đầu vào chính sở thích và niềm đam mê của các con. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ thường hứng thú với việc học hơn khi được chọn các chủ đề chúng quan tâm. 

Sally Reis – Phó Giáo sư Tâm lý Giáo dục tại Trường Đại học Connecticut (Mỹ) – giải thích, chìa khóa để mở ra tiềm năng của một đứa trẻ là tìm và phát triển sở thích của trẻ.

Phụ huynh có thể cho con khám phá sở thích của chính mình bằng cách để chúng tiếp cận nhiều nguồn tài liệu như: sách, truyện,… Hoặc cho con đến những nơi như: thư viện, bảo tàng, công viên…

Cho con thực hành nhiều hơn là học lý thuyết

Việc cho con thực hành nhiều hơn việc học lý thuyết sẽ mang đến sự hứng thú cho trẻ con. Có thể, trẻ đang cảm thấy chán nản với việc đọc sách giáo khoa, những con số đơn sắc trên sách… 

Bố mẹ có thể dạy con học toán qua những dụng cụ học toán cho trẻ đầy màu sắc, dạy chữ qua các postcard… để gây hứng thú nhiều hơn cho các con.

Thể hiện niềm đam mê học tập của bản thân cho con thấy

Phụ huynh hãy là một tấm gương tuyệt vời cho trẻ, bằng cách nhiệt tình khám phá những sở thích và đam mê của chính mình.

Cha mẹ nên nói chuyện với con về những gì mình đang học. Trong đó, gồm các khía cạnh như những thách thức, sự hào hứng, cách áp dụng điều đã học vào cuộc sống…

Thay vì giảng bài hãy thảo luận cùng con

Thay vì giảng bài cho con, hãy biến buổi học thành một cuộc thảo luận. Điều này giúp con không bị thụ động khi tiếp nhận kiến thức. Khi con bắt đầu đặt con hỏi, cha mẹ nên trả lời ngay. Dù có thể đó là câu hỏi lạc đề. Đó là dấu hiệu con đã bắt đầu tập trung cho việc học.

Phụ huynh cũng có thể mở rộng cuộc trò chuyện bằng cách tự đặt câu hỏi mở. Bắt đầu câu hỏi bằng những cụm từ: “Tại sao”, “Làm thế nào” hoặc “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”. Những câu hỏi này có thể đưa trẻ lên cấp độ cao hơn về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Đừng gây áp lực và hãy cổ vũ cho con – Cách khơi dậy niềm đam mê học tập

Một lý do khiến nhiều trẻ em đánh mất niềm yêu thích học tập là chúng bắt đầu gắn việc học với sự lo lắng và áp lực. Trẻ lo lắng về việc bị điểm kém, trả lời sai câu hỏi hoặc trượt bài kiểm tra.

Thay vì tạo áp lực điểm số cho con, cha mẹ hãy cổ vũ và động viên con. Bên cạnh đó, khuyến khích con coi trọng quá trình nỗ lực thay vì kết quả đạt được… Điều này giúp con nắm rõ tầm quan trọng của sự cố gắng.

Bài viết liên quan