Không muốn con hư, cha mẹ tránh dạy con theo 5 kiểu sau đây

Nuôi dạy con ngoan ngoãn, trưởng thành là công việc gian nan. Nếu không muốn con hư, cha mẹ tránh dạy con theo 5 kiểu sau đây.

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, nuôi dạy con cần phải nguyên tắc và cứng rắn, như vậy con mới chịu ngoan ngoãn và biết vâng lời. 

Quan điểm này chỉ đúng với một số đứa trẻ và trong một số trường hợp. Điều chắc chắn là không có gì là tuyệt đối. Dạy con bằng kỷ luật quá khắt khe, la mắng hay sử dụng đòn roi… Đôi khi lại gây ra những tác dụng ngược lại.

5 kiểu nuôi dạy con mà cha mẹ không nên làm

1/ Đánh mắng con ở chốn đông người

Đôi khi chúng ta bắt gặp những đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm ở những chỗ công cộng, đông người… Và nhiều người mẹ đã không giữ được bình tĩnh mà đánh con, quát mắng. 

Điều này trực tiếp dạy những đứa trẻ rằng, khi tức giận, con ‘có quyền’ làm tổn thương người khác. 

2/ Đưa ra mệnh lệnh và chỉ trích con cái

Các bậc phụ huynh không nên đưa ra những mệnh lệnh ngắn gọn, cứng nhắc như: “con không được cầm cái này”; “bỏ xuống ngay lập tức”… Điều này sẽ khiến cảm xúc của con bị hụt hẫng.

Thay vào đó cha mẹ hãy giải thích lý do rõ ràng và yêu cầu hợp lý để con không làm như thế nữa. 

Nhiều cha mẹ mong con hoàn hảo, nhưng thay vì động viên, khen ngợi, họ chỉ chê trách, mắng mỏ. Điều này dễ khiến trẻ bất mãn, tự ti vào bản thân.

3/ Bố và mẹ bất đồng quan điểm nuôi dạy con

Nuôi dạy con cái là trách nhiệm của bố lẫn mẹ, việc bố mẹ có quan điểm và cách làm khác nhau, làm con trẻ đứng giữa không biết phải nghe ai. Đứa trẻ khi nghe quan điểm của bố có thể nghĩ mẹ đang quá nghiêm khắc hoặc không công bằng với mình. Từ đó, trẻ nảy sinh tâm lý bất mãn, muốn chống đối.

4/ Bênh vực và bào chữa cho con quá mức

Nhiều đứa trẻ có thói quen phá phách, hiếu động và hay gây chuyện, thường là do gia đình quá bào chữa và bênh vực. “Cháu nó còn nhỏ mà”… là câu nói rất đỗi quen thuộc của nhiều bậc phụ huynh.

Trẻ thô lỗ do thiếu kỹ năng xã hội, điều này xảy ra khi cha mẹ luôn nói thay cho trẻ. Hãy để con biết mình sai, nhận lỗi và xin lỗi. Điều này giúp con hình thành thói quen tốt và trưởng thành nhiều hơn.

5/ Nêu gương xấu cho con

Cha mẹ duy trì những thói quen không tốt như: chen lấn không xếp hàng, bỏ rác bừa bãi, không biết nói cảm ơn hay xin lỗi… Những hành vi xấu này sẽ ăn sâu vào tâm trí những đứa trẻ.

Và khi chúng lớn lên, chúng có những kinh nghiệm sống không tốt. Nhiều người xung quanh sẽ đâm ra ghét bỏ và không muốn làm thân với chúng.

Bài viết liên quan