Top những kỹ năng xã hội quan trọng giúp trẻ phát triển trong tương lai

Được rèn luyện những kỹ năng xã hội quan trọng ngay từ nhỏ, trẻ dễ dàng phát triển hơn trong tương lai.

Vì sao những kỹ năng xã hội lại quan trọng với trẻ em?

Theo một báo cáo được đăng tải trên tạp chí Sức khỏe cộng đồng Mỹ (the American Journal of Public Health), rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ ở những năm mẫu giáo chính là một trong những cơ sở quan trọng để dự đoán được thành công của con khi lớn lên. 

Ngược lại, thiếu kỹ năng xã hội từ khi còn nhỏ, trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề, khó khăn hơn trong tương lai. Điều này gây bất lợi cho trẻ khi các con lớn hơn như: ngại hòa nhập xã hội, dễ bị bắt nạt, không có khả năng tự lập…

Vì thế, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng xã hội khi còn trong độ tuổi mẫu giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Top những kỹ năng xã hội quan trọng giúp trẻ phát triển trong tương lai

1/ Rèn luyện cho con biết chia sẻ

Trẻ con thường rất quý những món đồ chơi, đồ ăn vặt của chúng. Nên ép các con chia sẻ cho em gái, chia sẻ với bạn bè sẽ khiến các con không thích, hoặc chủ động giành lại.

Tuy nhiên, để các con chủ động trong việc chia sẻ. Phụ huynh hay giáo viên có thể khen ngợi để con thấy tích cực trong việc chia sẻ. Những câu nói đơn giản như: “con thật ngoan khi biết chia sẻ cho bạn”, “anh hai chia bánh cho em mới là anh hai tốt chứ!”… 

2/ Tập cho con thói quen lắng nghe

Nhiều người sẽ cho rằng, kỹ năng này không phù hợp với trẻ mầm non. Tuy nhiên đây là kỹ năng giúp con hình thành sự thấu cảm, có lòng nhân ái với mọi người xung quanh. 

Điều này có thể rèn luyện bằng cách khi phụ huynh hay giáo viên kể chuyện cho con, thỉnh thoảng dừng lại đặt câu hỏi liên quan cho con. Thêm vào đó, nhắc cho con nếu con quên một vài chi tiết nào đó. Trong quá trình kể chuyện, cố gắng dặn dò con không nên ngắt lời (điều này sẽ tạo cho con thói quen hay ngắt lời người khác).

3/ Giúp con biết nghe lời – là tôn trọng người khác

Nhiều gia đình đau đầu vì trẻ con không nghe lời, điển hình có thể kể đến: cư xử hỗn xược, ăn vạ, không uống sữa, không buông điện thoại…

Để trẻ trở nên nghe lời, ngoan ngoãn hơn. Phụ huynh không nên dùng thái độ nổi giận, quát mắng vì điều này ảnh hưởng tiêu cực đến các con. Thay vào đó, hãy động viên, đưa ra những yêu cầu nhỏ và bắt con thực hiện từng việc một.

Mỗi khi con cư xử không phải phép, hỗn xược, giáo sư tâm lý học Adam Grant cho biết tạo cảm giác tội lỗi cho trẻ sẽ tốt hơn là khiến con cảm thấy xấu hổ. 

Chuyên gia này lập luận cảm giác xấu hổ không có hiệu quả với những việc gây hậu quả. Trong khi đó, cảm giác tội lỗi, khi được áp dụng thích hợp, có thể là động lực mạnh mẽ để trẻ sửa đổi.

Rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ ngay từ bậc học mầm non 

Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu hình thành những thói quen sống. Chính những thói quen này sẽ là nền tảng để định hình tương lai của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế, phụ huynh nên rèn cho con những thói quen tốt ngay từ những năm tháng đầu đời. 

Trường mầm non chính là một trong những môi trường có ảnh hưởng lớn đến thói quen của trẻ. Tại Trường mầm non Việt Anh, phương pháp học tập chủ động được áp dụng để học sinh hình thành lối sống chủ động, có kế hoạch ngay từ nhỏ. 

Bên cạnh đó, nhà trường còn áp dụng chương trình Leader In Me được xây dựng và phát triển bởi tổ chức Franklin Covey. Nhờ đó, học sinh được học và áp dụng 7 thói quen hiệu quả trong cuộc sống, làm nền tảng để xây dựng những giá trị tốt đẹp trong suốt cuộc đời.

Bài viết liên quan